Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
91122

Di tích đền Cá Lập

Ngày 26/09/2022 11:24:02

THẦN PHẢ

TÂY PHƯƠNG THÀNH HOÀNG

LÀNG CÁ LẬP – PHƯỜNG QUẢNG TIẾN

(Bản dịch nguyên văn chữ hán)

Vào thời nhà Trần có vị thần được phong Đại vương Thượng đẳng ghi vào ngọc phả do Bộ lễ quản lý - Vào hàng thứ năm, Nhân thần cấp Thượng đẳng. Theo sự tích đất nước có cương vực danh giới, căn cứ vào sao ngưu, sao đẩu ghi vào sử sách. Đất nước đóng đô ở Giao chỉ và đặt tên nước là Việt Thường. Trong thời gian ấy có nhiều người tài giỏi giúp nước trở thành giàu thịnh. Về sau đến thời Chu Thanh Vương nước Việt Thường phải nạp ngà voi, lông chim chỉ xanh, đường xa đi lại khó khăn, gây nhiều cảnh khổ cực. Lại có truyền thuyết đến thời Hồng Bàng đất nước trở nên thịnh vượng. Vua Kinh Dương Vương đưa con trưởng là Lạc Long Quân lên làm vua xưng hiệu là Hùng Vương, đóng đô tại Phong Châu và đặt tên nước là Văn Lang, truyền được 18 đời. Về sau vua cậy thần lực không chú ý trọng văn, dụng võ, công việc bị trễ, đất nước suy yếu. Các triều đại phương bắc như: Đông; Hán; Ngô; Tấn; Tống; Tề; Lương xâm chiếm mãi. Đến thời Đinh; Lê; Lý; Trần nổi lên kế thừa xây dựng đất nước đóng đô ở Long Biên. Đến thời vua Trần Thái Tông giặc Nguyên - Mông sang sâm lược, kinh thành bị vây hãm. Vua Trần Thánh Tông hiệu triệu hào kiệt các nơi về giúp vua giữ gìn đất nước. Thời bấy giờ tại làng Cá Lập, xã Lương niệm, tổng Cung thượng, phủ Tĩnh gia, trấn Thanh hoa có một vị Hào trưởng họ Trần tên Đức hưởng ứng kêu gọi nhân dân ứng nghĩa. Ông mộ được trên năm trăm người, sau đó đưa hịch đi các nơi trong huyện, trong phủ mộ thêm được hơn một ngàn người, ngày hôm sau ông tiếp kiến sứ giả phụng chiếu nhà vua đi đánh giặc tại đạo Hải Dương.

Nhận được lệnh ông lên đường đến đạo Hải Dương, gặp giặc đánh nhau quân giặc thua chạy. Ông được tặng phong tướng Tây Phương Tướng quân. Về sau giặc Nguyên Mông lại xâm lược ái Châu, tướng quân lại được phái đi đánh giặc. Trận ấy Ngài bị tử vong tại trận tiền. Triều đình hành lễ sắc phong Thượng đẳng Phúc thần giao cho nhân dân Làng Cá Lập, lập đền phụng sự. Đến đời vua Trần Thánh Tông xét công ích của ngài bèn gia phong tặng: " Tây phương Thành hoàng bản thổ, tế thế độ quốc dực vận biển hiệu Đại vương Thượng đẳng." Từ đó về sau có nhiều linh ứng. Các triều đại về sau đều có sắc phong, nhà vua phong nhiều mỹ tự.

Lê Thái Tổ dựng cờ khởi nghĩa, Liễu Thăng sang xâm lược, Nhà vua cho đem lễ vật đến cầu đảo mong sự âm phù. Sự cầu được ứng nghiệm bèn phong tặng Thượng đẳng thần. Khi đánh tan giặc Minh, chém đầu Liễu Thăng, đất nước được thanh bình. Xét công âm phù của vị thần Nhà vua ban sắc phong " Nhất vị Đại vương hiểu ứng âm phù, phổ tế cương nghị anh linh". Sắc cho Nhân dân Làng Cá Lập trùng tu miếu điện một năm Xuân - Thu hai kỳ tế lễ.

Hồng Phúc nguyên niên ( năm 1460) mùa xuân ngày tốt. Hàn lâm viện lễ Bộ đông các đại học sỹ Nguyễn Bính phụng soạn.

Hoàng triều Vĩnh Hựu năm thứ sáu ( năm 1740) giữa mùa thu ngày tốt. Nội các bộ lại Tái Tuần cựu chính bản phụng tả.

Bảo Đại ngũ niên (năm 1930) ngày 10 tháng 7 bản xã Cửu phẩm Trần Văn Sự phụng sao.

SỰ TÍCH ĐỀN CÁ LẬP

Đền thờ Tây phương Thành hoàng xã Quảng Tiến - thị xã Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hoá có tên gọi là đền Cá Lập. Ngoài ra đền còn có tên chữ " Tướng Công Linh Từ" nghĩa là đền thờ vị tướng linh thiêng.

Cá Lập là tên đền và cũng là tên làng, ngoài ra còn có tên gọi là Làng Trấp. Làng Cá Lập là một làng lớn, đông dân nhất trong các làng thuộc thị xã Sầm Sơn. Trước năm 1945 làng Cá Lập thuộc xã Lương Niệm, tổng cung thượng, phủ Tĩnh gia trấn Thanh Hoa. Sau năm 1945 làng Cá Lập được chia ra một phần về xã Quảng Tiến , một phần về xã Quảng Cư và một nhóm về xã Quảng Tường ( nay là phường Trung Sơn).

Làng Cá Lập xưa kia phía đông giáp biển, phía tây giáp sông Đào (còn gọi là Sông Đơ) phía nam giáp làng Lương Trung, phía bắc giáp Sông Mã ( đoạn Sông Mã chảy qua làng Cá Lập đổ ra biển gọi là Cưả Hới hay còn gọi là Cửa Lạch Trào)

Vị trí làng Cá Lập ở cửa ngõ giao thông đường thuỷ từ ngoài biển qua cửa Hới vào Sông Mã toả ra các nhánh của sông nhỏ để vào sâu nội địa Thanh Hoá. Do vị trí tự nhiên, cửa Hới từ xa xưa đã giữ vị trí quan trọng trong tuyến giao thông đường thuỷ từ biển vào Thanh Hoá.

Câu ca dao: Lạch Mom khó vào

Lạch trào khó ra.

Là nói về vị trí hiểm yếu của cửa biển Lạch Trào thuộc địa phận làng Cá lập. tại đây đã diễn ra trận đánh oanh liệt của quân dân ta thời Trần chặn đánh thuỷ quân Mông Nguyên trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (năm 1285)

Theo Đại Việt sử ký toàn thư; Đại Nam thống chí; An Nam chí lược cũng giã sử truyền thuyết lưu truyền trên đất Thanh Hoá thì tổ tiên dòng họ Trần đã đến tụ cư, khai phá lập trại ấp trên vùng đất làng Cá Lập rất sớm. Trần Đức là một thanh niên trai tráng được sinh ra và lớn lên tại làng Cá Lập, sống và hoạt động trong môi trường sông nước, biển cả. Trần Đức sớm trở thành người có sức khoẻ phi thường, ông là đô vật vô địch trong vùng.

Vào giữa thế kỷ thứ 13 cuộc sống của nhân dân Đại Việt đang đi vào thế ổn định, mùa màng tươi tốt, xóm làng được tổ chức lại có quy cũ hơn, vừa lúc đó thì được tin về quân xâm lược Mông Cổ từ Bắc lan tới.

Nhà nước phong kiến Mông Cổ thành lập từ đầu thế kỷ 13. Vua Mông Cổ liên tiếp đem quân xâm lược và thống trị nhiều nước ở Châu Á và Châu Âu. Dựng lên một đế quốc rộng lớn kéo dài từ Thái Bình Dương đến bờ Biển Đen. Vó ngựa của quân Mông Cổ đi đến đâu thì thành luỹ tan hoang, nhà cửa đổ nát nhân dân chết chóc hoặc bị bắt làm nô lệ. Nền độc lập của nhiều dân tộc bị đe doạ nghiêm trọng.

Năm 1257 vua Mông Cổ quyết định mở cuộc tấn công quy mô lớn vào nước Nam Tống ( Trung Quốc). Để thực hiện nhanh chóng kế hoạch tấn công của mình, tên tướng giặc là Ngột Lương Hợp Thai sai sứ sang Đại Việt đòi nhà Trần đầu hàng. Trước thái độ ngang ngược của kẻ xâm lược, Vua tôi nhà Trần bắt trói sứ giả ném vào nhà giam. Một khí thế chống giặc giữ nước bùng lên rầm rộ khắp nơi. Từ miền núi đến vùng biển, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ sẵn sàng cùng đội quân Triều đình do vị tướng trẻ Trần Quốc Tuấn chỉ huy chống giặc, giữ làng giữ nước.

Hưởng ứng lời hiệu triệu đánh giặc giữ nước của Vua Trần, Trần Đức đã hăng hái đứng ra chiêu mộ binh sỹ tập luyện quân sự chuẩn bị thời cơ ứng nghĩa đánh giặc.

Tháng giêng năm Mậu Ngọ (1258) chờ mãi không thấy sứ giả về. Ba vạn quân Mông cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy đã tràn vào nước ta. Một số trận đánh quyết liệt đã diễn ra. Quân ta do vua Trần Thái Tông chỉ huy dùng kế vườn không nhà trống làm cho quân Nguyên Mông rơi vào tình trạng khốn đốn, và cuối cùng là cuộc phản công lớn của quân ta ở Đông Bộ Đầu ( bến Sông Hồng - Hàng Than - Hà Nội) quân Mông cổ bị đánh bật ra khỏi Thăng Long bị quâm ta truy kích, chúng hốt hoảng tháo chạy về biên giới, xác người, xác ngựa ngổn ngang. Thế là trong vòng nửa tháng quân dân Đại Việt thời Trần đã đánh bại hoàn toàn cuộc xâm lược của quân Mông Cổ hung bạo, quét sạch chúng ra khỏi bờ cỏi.

Trong cuộc kháng chiến vĩ đại lần thứ nhất của dân tộc Đại Việt. Tướng quân Trần Đức được giao nhiệm vụ chỉ huy một số trận đánh ở đạo Hải Dương. Sau khi đất nước sạch bóng quân thù, nhân dân trở lại xây dựng cuộc sống thanh bình. Với sách lược phòng thủ vững chắc đất nước. Vua Trần cho nhiều đạo quân về trấn ải vùng biên giới và các cửa biển sung yếu với kế hoạch:" Tĩnh vi dân, Động vi binh." Tướng quân Trần Đức đưa quân trở về quê hương (làng Cá Lập) vừa lao động vừa sản xuất, xây dựng mở mang làng xóm. Vừa luyện tập quân sự, xây dựng củng cố lực lượng, sẵn sàng chiến đấu.

Song bọn phong kiến Mông Cổ từ khi xâm chiếm được Trung Quốc lập ra nhà Nguyên. Với tham vọng bá chủ thế giới lại tiếp thu thêm tư tưởng bành trướng Đại Hán đã không để cho nhân dân ta được yên ổn làm ăn, chúng khẩn trương hơn nữa việc mở rộng đế quốc xuống phương Nam. Bọn sứ thần nhà Nguyên sách nhiễu Nhà Trần rất ngang ngược. Vua tôi nhà Trần một mặt làm tốt công việc đấu tranh ngoại giao, từ chối những đòi hỏi quá đáng của chúng, đồng thời gấp rút chuẩn bị cuộc kháng chiến. Khí thế chống giặc yêu nước lại bùng lên trong cả nước. Mùa đông năm Nhâm Ngọ (1282) vua Trần họp các công hầu, quan lại ở Bình Than (Hải Hương) bàn kế đánh giặc và chia quân đóng giữ các vùng hiểm yếu. Mùa Đông năm sau (1283) vua Trần đích thân chỉ huy cuộc tập trận của quân đội chủ lực. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nhà quân sự tài giỏi dày dạn kinh nghiệm được cử làm tổng chỉ huy toàn quân. Ông đã viết bài "Hịch tướng sỹ" nổi tiếng khơi dậy lòng yêu nước thiết tha và khích kệ quân sỹ xông lên giết giặc cứu nước, bảo vệ quê hương.

Mùa xuân năm Ất Dậu (1285) vua Trần Thánh Tông triệu tập các đại biểu phụ lão trong cả nước về họp và dự tiệc ở điện Diên Hồng. Khi nhà vua hỏi: " Giặc mạnh nên hàng hay nên đánh". Các cụ bô lão đại diện cho ý chí toàn dân Đại Việt đã muôn miệng một lời một lời đồng thanh hô to " Đánh". Người dân Đại Việt lúc bấy giờ đều thích lên cánh tay hai chữ "Sát Thát". Tức là" Giết giặc Nguyên".

Cuối tháng giêng năm Ất Dậu. Năm mươi vạn quân Nguyên do Thoát Hoan con trai của vua Nguyên trực tiếp chỉ huy ồ ạt tràn vào nước ta, bằng cả hai đường bộ và đường thuỷ, các trận đánh diễn ra quyết liệt ở nhiều nơi trên vùng biên giới, thấy thế giặc mạnh Trần Hưng Đạo cho quân chủ lực rút lui dần về phía Nam, đồng thời thực hiện chiến thuật vườn không nhà trống. Cùng vào thời gian này tướng giặc là Toa Đô ở phía Nam ( Đánh Chăm Pa từ năm 1258) nay cũng tiến công Đại Việt từ phía Nam ra hòng tạo thành hai gọng kìm mạnh tiêu diệt quân chủ lực, bắt sống gọn toàn bộ đầu não của cuộc kháng chiến. Vua Trần và Trần Hưng Đạo rút quân về Ninh Bình và Thanh Hoá, quân giặc từ hai mặt Nam, Bắc đánh vào. Tình thế nguy ngập. Trần Hưng Đạo bình tĩnh tổ chức cuộc hành quân chiến lược đầy mưu trí đánh lạc hướng giặc, rút ra mạn Đông Bắc (Hải Phòng - Quảng Ninh). Sau đó ông cùng vua Trần dong thuyền nhẹ xuôi vào Nam chiếm lại đất Thanh Hoá, củng cố lực lượng chuẩn bị cuộc tổng phản công.

Không bắt được vua tôi Nhà Trần, Thoát Hoan phải rút về Thăng Long chờ tiếp viện. chúng không hiểu rằng chính trong thời gian đó Trần Hưng Đạo đã xác định được thời điểm tổng phản công, cho người liên hệ với quân dân các vùng hiểm yếu chuẩn bị lực lượng và kế hoạch đánh giặc. Tháng 5/1285 Trần Hưng Đạo tiến quân ra Bắc cắt đôi lực lực giặc. Cả nước được lệnh nổi lên đánh lớn, giặc bị đánh ở nhiều nơi: Đạo quân do Trần Quốc Toản - Nguyễn Khoái chỉ huy phối hợp với các đạo dân binh địa phương giáng cho giặc một trận đòn thất bại nặng nề ở bến Chương Dương, rồi nhân đà thắng lợi tiến về giải phóng Thăng Long. Trước sức tấn công như vũ bão của quân ta Thoát Hoan hoảng hốt hạ lệnh rút lui. Song ở đâu chúng cũng quân ta phục kích đánh cho tơi bời, về đến vùng vạn kiếp chúng lại rơi vào trận địa phục kích của Bộ chỉ huy ta. Quân ta bổ ra đánh quyết liệt, xác giặc ngổn ngang. Giữa trận mưa tên giữ dội Thoát Hoan hoảng hốt chui vào ống đồng, bắt lính mở đường mở đường máu khiêng chạy về nước. Vào lúc này, không hay biết gì về cuộc rút quân của đại quân. Toa Đô bỏ đất Thanh Hoá theo Sông Hồng kéo quân ra Thăng Long với Thoát Hoan. Vua Trần đem quân chặn đánh chúng ở Tây Kết, hàng vạn tên giặc bị tiêu diệt, Toa Đô bị chém đầu.

Sau hai tháng tổng phản công quyết liệt quân dân Đại Việt đã đánh tan tành hơn nửa triệu quân xâm lược Nguyên Mông, một đạo quân hung bạo nhất thế giới hồi đó, đuổi chúng ra khỏi bờ cỏi. Nền độc lập của Tổ Quốc được giữ vững, kế hoạch bành trướng của quân Nguyên Mông bị phá tan.

Theo sử sách, nhiều trận đánh lớn đã xảy ra trên đất Thanh Hoá: Trận đánh đầu tiên do tướng Trần Nhật Duật chỉ huy đánh cản Toa Đô ở cửa Ghép và núi Văn Trinh. Trận đánh lớn thứ hai cũng do tướng Trần Nhật Duật chỉ huy đánh quân Toa Đô ở phòng tuyến kênh Bố Vệ nay thuộc thành phố Thanh Hoá (theo Đại việt sử ký toàn thư T2)

Trận đánh lớn thứ 3 tại phòng thủ Hương Yên Duyên (vùng biển Sầm Sơn đến cửa Hới) và phòng tuyến Phú Tân, dưới sự tổ chức chỉ huy của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải ( theo An Nam chí lược).

Giã sử còn lưu truyền về trận đánh ở cửa Hới (làng Cá Lập - xã Quảng Tiến ) nhằm chặn cuộc truy kích của giặc bảo đảm an toàn cho lực lượng quân đội và Vua tôi nhà Trần rút bằng đường biển qua cửa Hới. Trong trận đánh này tướng quân Trần Đức đã nêu tấm gương sáng về sự mưu trí và lòng dũng cảm hy sinh quên mình.

Sau khi phòng tuyến Phú Tân- Huyện Hà Trung bị chọc thủng quân Toa Đô đánh ra Trường yên - Ninh bình. Để đảm bảo lực lượng của triều đình Nhà Trần rút vào Thanh Hoá tránh sự vây giáp của giặc. Toa Đô vòng lại tấn công Thanh hoá hòng bắt gọn Vua tôi Nhà Trần Ô Mã Nhi tăng viện cho Toa Đô: " Đem 1.300 quân và 60 chuyến thuyền vào phối hợp". (Theo cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, NXB - KHXH Hà nội 1975 Tr.220)

Thanh Hoá trở thành địa bàn chiến lược, nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc chiến đấu gay go quyết kiệt nhưng rất anh hùng của quân dân Thanh Hoá, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nặng nề mà lịch sử giao phó bảo vệ an toàn Triều đình Nhà Trần - Bộ não của kháng chiến trong thời gian Vua tôi Nhà Trần vào Thanh Hoá tạo thời cơ cho cuộc kháng chiến chuyển sang thế phản công chiến lược.

Hào trưởng Trần Đức sinh ra và lớn lên tại làng Cá Lập ( Thuộc xã Quảng Tiến ngày nay) nên ông rất am hiểu địa hình nơi đây. Dựa vào hệ thống sông ngòi và những cánh đồng lầy thụt quanh vùng Sông Lạch Trào chảy ra cửa Hới. Ông đề ra kế hoạch phục kích đánh quân giặc tại đây. Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải đồng ý sự đề xuất của tướng Trần Đức.

Trần Đức đã huy động lực lượng dân binh vứt xuống đoạn sông. Đào Nhà Lê chỗ hợp lưu với Sông Mã ( sông Lạch Trào) số lượng rất lớn rào tre đã chuẩn bị từ trước. Đoàn chiến thuyền của giặc từ Sông Mã theo hướng cửa Hới truy duổi đoàn thuyền chiến Nhà Trần đến đoạn sông bị lấp rào, cũng vừa khi thuỷ triều rút xuống chúng bị mắc kẹt. Quân ta phục sẵn hai bên bờ, bất ngờ dùng tên nỏ áp đảo hát chúng xuống cánh đồng lầy, chia cắt chúng ra và tiêu diệt.

Cách dùng binh đánh giặc, dựa vào địa hình sông biển và đồng lầy hiểm trở theo kế của tướng quân Trần Đức chống lại một Đế quốc hùng mạnh như quân Nguyên Mông đã trở thành đỉnh cao về nghệ thuật quân sự thời đó, được tái thể hiện ở trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng sau này.

Trong trận chiến đấu anh dũng đó tướng quân Trần Đức đã anh dũng hy sinh. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông Triều đình Nhà Trần đã ban sắc phong thần cho ông, giao cho nhân dân làng Cá Lập dựng đền hương khói. Đến thời Trần Thánh Tông xét công tích của ngài, gia phong tặng Tây phương Đại tướng quân, biểu hiệu Đại vương thượng đẳng. Các triều đình phong kiến đều có sắc phong thần và phong nhiều Mỹ tự như: "Bảo vệ Tổ quốc – Ủng hộ nhân dân", được ban 4 chữ: " Bảo chiếu đàm ân" nghĩa là công giữ nước giúp dân là vô cùng quý giá cần được soi sáng rộng khắp. Trong bài văn tế khai hạ tại đền Cá Lập, "vị thánh cả" Trần Đức còn được suy tôn Thượng đẳng thần tối linh, hiển ứng linh thông, quả đoán Đại vương. Qua bài văn tế khẳng định truyền thống xây dựng bảo vệ vùng đất Quảng Tiến – Cửa Hới, Qua nhiều thế kỷ của nhiều dòng họ với sự hiện diện của các vị thần cùng được nhân dân tôn kính thờ tự tại đền thờ Cá Lập là truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam và cũng là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá dân tộc. Tướng quân Trần Đức vị thần Thượng đẳng tối linh là nguồn sức mạnh tinh thần bất tận. Tiếp sức cho nhiều thế hệ nơi đây bền bỉ trong công cuộc cải tạo vùng biển sình lầy, đồng chua nước mặn, thành quê hương trù phú như ngày nay.

Cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần chống đế quốc Nguyên Mông đến nay (1999) đã trải qua 7 thế kỷ nhưng mãi mãi là niềm tự hào lớn lao của dân tộc Việt Nam. Ngôi đền thờ Tây phương đại tướng quân Trần Đức và truyền thuyết giả sử về người anh hùng đã gắn bó với những người dân sống bằng nghề đánh cá biển đầy gian khó và nguy hiểm qua nhiều thế kỷ. Vị thần được nhân dân tôn sùng, như sự đỡ đầu về tinh thần trong cả vùng Sầm Sơn đã đóng góp cho kho tàng tư liệu về thời kỳ lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ thứ 13.

Ngày 17 tháng 10 năm 1993 Sở văn hóa thông tin tỉnh Thanh Hoá đã ký quyết định và số 250 QĐ/VHTT công nhận di tích làng Cá Lập là di tích Lịch sử Văn hoá.

Ngày 26 tháng 01 năm 1999 Bộ văn hoá thông tin đã ký quyết định số 02/1999 QĐ-BVHTT và ngày 9 tháng 2 năm 1999 Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin Nguyễn Khoa Điềm đã ký bằng công nhận số 2278 cho di tích làng Cá Lập xã Quảng Tiến – Thị xã Sầm Sơn là di tích Lịch sử Văn hoá Quốc gia. Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam đối với di tích Lịch sử Văn hoá dân tộc. Cần được giữ gìn lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau.

TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ DI TÍCH

Chủ tịch UBND phường

Trần Học Đính

Sưu tầm biên soạn

Di tích đền Cá Lập

Đăng lúc: 26/09/2022 11:24:02 (GMT+7)

THẦN PHẢ

TÂY PHƯƠNG THÀNH HOÀNG

LÀNG CÁ LẬP – PHƯỜNG QUẢNG TIẾN

(Bản dịch nguyên văn chữ hán)

Vào thời nhà Trần có vị thần được phong Đại vương Thượng đẳng ghi vào ngọc phả do Bộ lễ quản lý - Vào hàng thứ năm, Nhân thần cấp Thượng đẳng. Theo sự tích đất nước có cương vực danh giới, căn cứ vào sao ngưu, sao đẩu ghi vào sử sách. Đất nước đóng đô ở Giao chỉ và đặt tên nước là Việt Thường. Trong thời gian ấy có nhiều người tài giỏi giúp nước trở thành giàu thịnh. Về sau đến thời Chu Thanh Vương nước Việt Thường phải nạp ngà voi, lông chim chỉ xanh, đường xa đi lại khó khăn, gây nhiều cảnh khổ cực. Lại có truyền thuyết đến thời Hồng Bàng đất nước trở nên thịnh vượng. Vua Kinh Dương Vương đưa con trưởng là Lạc Long Quân lên làm vua xưng hiệu là Hùng Vương, đóng đô tại Phong Châu và đặt tên nước là Văn Lang, truyền được 18 đời. Về sau vua cậy thần lực không chú ý trọng văn, dụng võ, công việc bị trễ, đất nước suy yếu. Các triều đại phương bắc như: Đông; Hán; Ngô; Tấn; Tống; Tề; Lương xâm chiếm mãi. Đến thời Đinh; Lê; Lý; Trần nổi lên kế thừa xây dựng đất nước đóng đô ở Long Biên. Đến thời vua Trần Thái Tông giặc Nguyên - Mông sang sâm lược, kinh thành bị vây hãm. Vua Trần Thánh Tông hiệu triệu hào kiệt các nơi về giúp vua giữ gìn đất nước. Thời bấy giờ tại làng Cá Lập, xã Lương niệm, tổng Cung thượng, phủ Tĩnh gia, trấn Thanh hoa có một vị Hào trưởng họ Trần tên Đức hưởng ứng kêu gọi nhân dân ứng nghĩa. Ông mộ được trên năm trăm người, sau đó đưa hịch đi các nơi trong huyện, trong phủ mộ thêm được hơn một ngàn người, ngày hôm sau ông tiếp kiến sứ giả phụng chiếu nhà vua đi đánh giặc tại đạo Hải Dương.

Nhận được lệnh ông lên đường đến đạo Hải Dương, gặp giặc đánh nhau quân giặc thua chạy. Ông được tặng phong tướng Tây Phương Tướng quân. Về sau giặc Nguyên Mông lại xâm lược ái Châu, tướng quân lại được phái đi đánh giặc. Trận ấy Ngài bị tử vong tại trận tiền. Triều đình hành lễ sắc phong Thượng đẳng Phúc thần giao cho nhân dân Làng Cá Lập, lập đền phụng sự. Đến đời vua Trần Thánh Tông xét công ích của ngài bèn gia phong tặng: " Tây phương Thành hoàng bản thổ, tế thế độ quốc dực vận biển hiệu Đại vương Thượng đẳng." Từ đó về sau có nhiều linh ứng. Các triều đại về sau đều có sắc phong, nhà vua phong nhiều mỹ tự.

Lê Thái Tổ dựng cờ khởi nghĩa, Liễu Thăng sang xâm lược, Nhà vua cho đem lễ vật đến cầu đảo mong sự âm phù. Sự cầu được ứng nghiệm bèn phong tặng Thượng đẳng thần. Khi đánh tan giặc Minh, chém đầu Liễu Thăng, đất nước được thanh bình. Xét công âm phù của vị thần Nhà vua ban sắc phong " Nhất vị Đại vương hiểu ứng âm phù, phổ tế cương nghị anh linh". Sắc cho Nhân dân Làng Cá Lập trùng tu miếu điện một năm Xuân - Thu hai kỳ tế lễ.

Hồng Phúc nguyên niên ( năm 1460) mùa xuân ngày tốt. Hàn lâm viện lễ Bộ đông các đại học sỹ Nguyễn Bính phụng soạn.

Hoàng triều Vĩnh Hựu năm thứ sáu ( năm 1740) giữa mùa thu ngày tốt. Nội các bộ lại Tái Tuần cựu chính bản phụng tả.

Bảo Đại ngũ niên (năm 1930) ngày 10 tháng 7 bản xã Cửu phẩm Trần Văn Sự phụng sao.

SỰ TÍCH ĐỀN CÁ LẬP

Đền thờ Tây phương Thành hoàng xã Quảng Tiến - thị xã Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hoá có tên gọi là đền Cá Lập. Ngoài ra đền còn có tên chữ " Tướng Công Linh Từ" nghĩa là đền thờ vị tướng linh thiêng.

Cá Lập là tên đền và cũng là tên làng, ngoài ra còn có tên gọi là Làng Trấp. Làng Cá Lập là một làng lớn, đông dân nhất trong các làng thuộc thị xã Sầm Sơn. Trước năm 1945 làng Cá Lập thuộc xã Lương Niệm, tổng cung thượng, phủ Tĩnh gia trấn Thanh Hoa. Sau năm 1945 làng Cá Lập được chia ra một phần về xã Quảng Tiến , một phần về xã Quảng Cư và một nhóm về xã Quảng Tường ( nay là phường Trung Sơn).

Làng Cá Lập xưa kia phía đông giáp biển, phía tây giáp sông Đào (còn gọi là Sông Đơ) phía nam giáp làng Lương Trung, phía bắc giáp Sông Mã ( đoạn Sông Mã chảy qua làng Cá Lập đổ ra biển gọi là Cưả Hới hay còn gọi là Cửa Lạch Trào)

Vị trí làng Cá Lập ở cửa ngõ giao thông đường thuỷ từ ngoài biển qua cửa Hới vào Sông Mã toả ra các nhánh của sông nhỏ để vào sâu nội địa Thanh Hoá. Do vị trí tự nhiên, cửa Hới từ xa xưa đã giữ vị trí quan trọng trong tuyến giao thông đường thuỷ từ biển vào Thanh Hoá.

Câu ca dao: Lạch Mom khó vào

Lạch trào khó ra.

Là nói về vị trí hiểm yếu của cửa biển Lạch Trào thuộc địa phận làng Cá lập. tại đây đã diễn ra trận đánh oanh liệt của quân dân ta thời Trần chặn đánh thuỷ quân Mông Nguyên trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (năm 1285)

Theo Đại Việt sử ký toàn thư; Đại Nam thống chí; An Nam chí lược cũng giã sử truyền thuyết lưu truyền trên đất Thanh Hoá thì tổ tiên dòng họ Trần đã đến tụ cư, khai phá lập trại ấp trên vùng đất làng Cá Lập rất sớm. Trần Đức là một thanh niên trai tráng được sinh ra và lớn lên tại làng Cá Lập, sống và hoạt động trong môi trường sông nước, biển cả. Trần Đức sớm trở thành người có sức khoẻ phi thường, ông là đô vật vô địch trong vùng.

Vào giữa thế kỷ thứ 13 cuộc sống của nhân dân Đại Việt đang đi vào thế ổn định, mùa màng tươi tốt, xóm làng được tổ chức lại có quy cũ hơn, vừa lúc đó thì được tin về quân xâm lược Mông Cổ từ Bắc lan tới.

Nhà nước phong kiến Mông Cổ thành lập từ đầu thế kỷ 13. Vua Mông Cổ liên tiếp đem quân xâm lược và thống trị nhiều nước ở Châu Á và Châu Âu. Dựng lên một đế quốc rộng lớn kéo dài từ Thái Bình Dương đến bờ Biển Đen. Vó ngựa của quân Mông Cổ đi đến đâu thì thành luỹ tan hoang, nhà cửa đổ nát nhân dân chết chóc hoặc bị bắt làm nô lệ. Nền độc lập của nhiều dân tộc bị đe doạ nghiêm trọng.

Năm 1257 vua Mông Cổ quyết định mở cuộc tấn công quy mô lớn vào nước Nam Tống ( Trung Quốc). Để thực hiện nhanh chóng kế hoạch tấn công của mình, tên tướng giặc là Ngột Lương Hợp Thai sai sứ sang Đại Việt đòi nhà Trần đầu hàng. Trước thái độ ngang ngược của kẻ xâm lược, Vua tôi nhà Trần bắt trói sứ giả ném vào nhà giam. Một khí thế chống giặc giữ nước bùng lên rầm rộ khắp nơi. Từ miền núi đến vùng biển, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ sẵn sàng cùng đội quân Triều đình do vị tướng trẻ Trần Quốc Tuấn chỉ huy chống giặc, giữ làng giữ nước.

Hưởng ứng lời hiệu triệu đánh giặc giữ nước của Vua Trần, Trần Đức đã hăng hái đứng ra chiêu mộ binh sỹ tập luyện quân sự chuẩn bị thời cơ ứng nghĩa đánh giặc.

Tháng giêng năm Mậu Ngọ (1258) chờ mãi không thấy sứ giả về. Ba vạn quân Mông cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy đã tràn vào nước ta. Một số trận đánh quyết liệt đã diễn ra. Quân ta do vua Trần Thái Tông chỉ huy dùng kế vườn không nhà trống làm cho quân Nguyên Mông rơi vào tình trạng khốn đốn, và cuối cùng là cuộc phản công lớn của quân ta ở Đông Bộ Đầu ( bến Sông Hồng - Hàng Than - Hà Nội) quân Mông cổ bị đánh bật ra khỏi Thăng Long bị quâm ta truy kích, chúng hốt hoảng tháo chạy về biên giới, xác người, xác ngựa ngổn ngang. Thế là trong vòng nửa tháng quân dân Đại Việt thời Trần đã đánh bại hoàn toàn cuộc xâm lược của quân Mông Cổ hung bạo, quét sạch chúng ra khỏi bờ cỏi.

Trong cuộc kháng chiến vĩ đại lần thứ nhất của dân tộc Đại Việt. Tướng quân Trần Đức được giao nhiệm vụ chỉ huy một số trận đánh ở đạo Hải Dương. Sau khi đất nước sạch bóng quân thù, nhân dân trở lại xây dựng cuộc sống thanh bình. Với sách lược phòng thủ vững chắc đất nước. Vua Trần cho nhiều đạo quân về trấn ải vùng biên giới và các cửa biển sung yếu với kế hoạch:" Tĩnh vi dân, Động vi binh." Tướng quân Trần Đức đưa quân trở về quê hương (làng Cá Lập) vừa lao động vừa sản xuất, xây dựng mở mang làng xóm. Vừa luyện tập quân sự, xây dựng củng cố lực lượng, sẵn sàng chiến đấu.

Song bọn phong kiến Mông Cổ từ khi xâm chiếm được Trung Quốc lập ra nhà Nguyên. Với tham vọng bá chủ thế giới lại tiếp thu thêm tư tưởng bành trướng Đại Hán đã không để cho nhân dân ta được yên ổn làm ăn, chúng khẩn trương hơn nữa việc mở rộng đế quốc xuống phương Nam. Bọn sứ thần nhà Nguyên sách nhiễu Nhà Trần rất ngang ngược. Vua tôi nhà Trần một mặt làm tốt công việc đấu tranh ngoại giao, từ chối những đòi hỏi quá đáng của chúng, đồng thời gấp rút chuẩn bị cuộc kháng chiến. Khí thế chống giặc yêu nước lại bùng lên trong cả nước. Mùa đông năm Nhâm Ngọ (1282) vua Trần họp các công hầu, quan lại ở Bình Than (Hải Hương) bàn kế đánh giặc và chia quân đóng giữ các vùng hiểm yếu. Mùa Đông năm sau (1283) vua Trần đích thân chỉ huy cuộc tập trận của quân đội chủ lực. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nhà quân sự tài giỏi dày dạn kinh nghiệm được cử làm tổng chỉ huy toàn quân. Ông đã viết bài "Hịch tướng sỹ" nổi tiếng khơi dậy lòng yêu nước thiết tha và khích kệ quân sỹ xông lên giết giặc cứu nước, bảo vệ quê hương.

Mùa xuân năm Ất Dậu (1285) vua Trần Thánh Tông triệu tập các đại biểu phụ lão trong cả nước về họp và dự tiệc ở điện Diên Hồng. Khi nhà vua hỏi: " Giặc mạnh nên hàng hay nên đánh". Các cụ bô lão đại diện cho ý chí toàn dân Đại Việt đã muôn miệng một lời một lời đồng thanh hô to " Đánh". Người dân Đại Việt lúc bấy giờ đều thích lên cánh tay hai chữ "Sát Thát". Tức là" Giết giặc Nguyên".

Cuối tháng giêng năm Ất Dậu. Năm mươi vạn quân Nguyên do Thoát Hoan con trai của vua Nguyên trực tiếp chỉ huy ồ ạt tràn vào nước ta, bằng cả hai đường bộ và đường thuỷ, các trận đánh diễn ra quyết liệt ở nhiều nơi trên vùng biên giới, thấy thế giặc mạnh Trần Hưng Đạo cho quân chủ lực rút lui dần về phía Nam, đồng thời thực hiện chiến thuật vườn không nhà trống. Cùng vào thời gian này tướng giặc là Toa Đô ở phía Nam ( Đánh Chăm Pa từ năm 1258) nay cũng tiến công Đại Việt từ phía Nam ra hòng tạo thành hai gọng kìm mạnh tiêu diệt quân chủ lực, bắt sống gọn toàn bộ đầu não của cuộc kháng chiến. Vua Trần và Trần Hưng Đạo rút quân về Ninh Bình và Thanh Hoá, quân giặc từ hai mặt Nam, Bắc đánh vào. Tình thế nguy ngập. Trần Hưng Đạo bình tĩnh tổ chức cuộc hành quân chiến lược đầy mưu trí đánh lạc hướng giặc, rút ra mạn Đông Bắc (Hải Phòng - Quảng Ninh). Sau đó ông cùng vua Trần dong thuyền nhẹ xuôi vào Nam chiếm lại đất Thanh Hoá, củng cố lực lượng chuẩn bị cuộc tổng phản công.

Không bắt được vua tôi Nhà Trần, Thoát Hoan phải rút về Thăng Long chờ tiếp viện. chúng không hiểu rằng chính trong thời gian đó Trần Hưng Đạo đã xác định được thời điểm tổng phản công, cho người liên hệ với quân dân các vùng hiểm yếu chuẩn bị lực lượng và kế hoạch đánh giặc. Tháng 5/1285 Trần Hưng Đạo tiến quân ra Bắc cắt đôi lực lực giặc. Cả nước được lệnh nổi lên đánh lớn, giặc bị đánh ở nhiều nơi: Đạo quân do Trần Quốc Toản - Nguyễn Khoái chỉ huy phối hợp với các đạo dân binh địa phương giáng cho giặc một trận đòn thất bại nặng nề ở bến Chương Dương, rồi nhân đà thắng lợi tiến về giải phóng Thăng Long. Trước sức tấn công như vũ bão của quân ta Thoát Hoan hoảng hốt hạ lệnh rút lui. Song ở đâu chúng cũng quân ta phục kích đánh cho tơi bời, về đến vùng vạn kiếp chúng lại rơi vào trận địa phục kích của Bộ chỉ huy ta. Quân ta bổ ra đánh quyết liệt, xác giặc ngổn ngang. Giữa trận mưa tên giữ dội Thoát Hoan hoảng hốt chui vào ống đồng, bắt lính mở đường mở đường máu khiêng chạy về nước. Vào lúc này, không hay biết gì về cuộc rút quân của đại quân. Toa Đô bỏ đất Thanh Hoá theo Sông Hồng kéo quân ra Thăng Long với Thoát Hoan. Vua Trần đem quân chặn đánh chúng ở Tây Kết, hàng vạn tên giặc bị tiêu diệt, Toa Đô bị chém đầu.

Sau hai tháng tổng phản công quyết liệt quân dân Đại Việt đã đánh tan tành hơn nửa triệu quân xâm lược Nguyên Mông, một đạo quân hung bạo nhất thế giới hồi đó, đuổi chúng ra khỏi bờ cỏi. Nền độc lập của Tổ Quốc được giữ vững, kế hoạch bành trướng của quân Nguyên Mông bị phá tan.

Theo sử sách, nhiều trận đánh lớn đã xảy ra trên đất Thanh Hoá: Trận đánh đầu tiên do tướng Trần Nhật Duật chỉ huy đánh cản Toa Đô ở cửa Ghép và núi Văn Trinh. Trận đánh lớn thứ hai cũng do tướng Trần Nhật Duật chỉ huy đánh quân Toa Đô ở phòng tuyến kênh Bố Vệ nay thuộc thành phố Thanh Hoá (theo Đại việt sử ký toàn thư T2)

Trận đánh lớn thứ 3 tại phòng thủ Hương Yên Duyên (vùng biển Sầm Sơn đến cửa Hới) và phòng tuyến Phú Tân, dưới sự tổ chức chỉ huy của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải ( theo An Nam chí lược).

Giã sử còn lưu truyền về trận đánh ở cửa Hới (làng Cá Lập - xã Quảng Tiến ) nhằm chặn cuộc truy kích của giặc bảo đảm an toàn cho lực lượng quân đội và Vua tôi nhà Trần rút bằng đường biển qua cửa Hới. Trong trận đánh này tướng quân Trần Đức đã nêu tấm gương sáng về sự mưu trí và lòng dũng cảm hy sinh quên mình.

Sau khi phòng tuyến Phú Tân- Huyện Hà Trung bị chọc thủng quân Toa Đô đánh ra Trường yên - Ninh bình. Để đảm bảo lực lượng của triều đình Nhà Trần rút vào Thanh Hoá tránh sự vây giáp của giặc. Toa Đô vòng lại tấn công Thanh hoá hòng bắt gọn Vua tôi Nhà Trần Ô Mã Nhi tăng viện cho Toa Đô: " Đem 1.300 quân và 60 chuyến thuyền vào phối hợp". (Theo cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, NXB - KHXH Hà nội 1975 Tr.220)

Thanh Hoá trở thành địa bàn chiến lược, nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc chiến đấu gay go quyết kiệt nhưng rất anh hùng của quân dân Thanh Hoá, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nặng nề mà lịch sử giao phó bảo vệ an toàn Triều đình Nhà Trần - Bộ não của kháng chiến trong thời gian Vua tôi Nhà Trần vào Thanh Hoá tạo thời cơ cho cuộc kháng chiến chuyển sang thế phản công chiến lược.

Hào trưởng Trần Đức sinh ra và lớn lên tại làng Cá Lập ( Thuộc xã Quảng Tiến ngày nay) nên ông rất am hiểu địa hình nơi đây. Dựa vào hệ thống sông ngòi và những cánh đồng lầy thụt quanh vùng Sông Lạch Trào chảy ra cửa Hới. Ông đề ra kế hoạch phục kích đánh quân giặc tại đây. Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải đồng ý sự đề xuất của tướng Trần Đức.

Trần Đức đã huy động lực lượng dân binh vứt xuống đoạn sông. Đào Nhà Lê chỗ hợp lưu với Sông Mã ( sông Lạch Trào) số lượng rất lớn rào tre đã chuẩn bị từ trước. Đoàn chiến thuyền của giặc từ Sông Mã theo hướng cửa Hới truy duổi đoàn thuyền chiến Nhà Trần đến đoạn sông bị lấp rào, cũng vừa khi thuỷ triều rút xuống chúng bị mắc kẹt. Quân ta phục sẵn hai bên bờ, bất ngờ dùng tên nỏ áp đảo hát chúng xuống cánh đồng lầy, chia cắt chúng ra và tiêu diệt.

Cách dùng binh đánh giặc, dựa vào địa hình sông biển và đồng lầy hiểm trở theo kế của tướng quân Trần Đức chống lại một Đế quốc hùng mạnh như quân Nguyên Mông đã trở thành đỉnh cao về nghệ thuật quân sự thời đó, được tái thể hiện ở trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng sau này.

Trong trận chiến đấu anh dũng đó tướng quân Trần Đức đã anh dũng hy sinh. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông Triều đình Nhà Trần đã ban sắc phong thần cho ông, giao cho nhân dân làng Cá Lập dựng đền hương khói. Đến thời Trần Thánh Tông xét công tích của ngài, gia phong tặng Tây phương Đại tướng quân, biểu hiệu Đại vương thượng đẳng. Các triều đình phong kiến đều có sắc phong thần và phong nhiều Mỹ tự như: "Bảo vệ Tổ quốc – Ủng hộ nhân dân", được ban 4 chữ: " Bảo chiếu đàm ân" nghĩa là công giữ nước giúp dân là vô cùng quý giá cần được soi sáng rộng khắp. Trong bài văn tế khai hạ tại đền Cá Lập, "vị thánh cả" Trần Đức còn được suy tôn Thượng đẳng thần tối linh, hiển ứng linh thông, quả đoán Đại vương. Qua bài văn tế khẳng định truyền thống xây dựng bảo vệ vùng đất Quảng Tiến – Cửa Hới, Qua nhiều thế kỷ của nhiều dòng họ với sự hiện diện của các vị thần cùng được nhân dân tôn kính thờ tự tại đền thờ Cá Lập là truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam và cũng là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá dân tộc. Tướng quân Trần Đức vị thần Thượng đẳng tối linh là nguồn sức mạnh tinh thần bất tận. Tiếp sức cho nhiều thế hệ nơi đây bền bỉ trong công cuộc cải tạo vùng biển sình lầy, đồng chua nước mặn, thành quê hương trù phú như ngày nay.

Cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần chống đế quốc Nguyên Mông đến nay (1999) đã trải qua 7 thế kỷ nhưng mãi mãi là niềm tự hào lớn lao của dân tộc Việt Nam. Ngôi đền thờ Tây phương đại tướng quân Trần Đức và truyền thuyết giả sử về người anh hùng đã gắn bó với những người dân sống bằng nghề đánh cá biển đầy gian khó và nguy hiểm qua nhiều thế kỷ. Vị thần được nhân dân tôn sùng, như sự đỡ đầu về tinh thần trong cả vùng Sầm Sơn đã đóng góp cho kho tàng tư liệu về thời kỳ lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ thứ 13.

Ngày 17 tháng 10 năm 1993 Sở văn hóa thông tin tỉnh Thanh Hoá đã ký quyết định và số 250 QĐ/VHTT công nhận di tích làng Cá Lập là di tích Lịch sử Văn hoá.

Ngày 26 tháng 01 năm 1999 Bộ văn hoá thông tin đã ký quyết định số 02/1999 QĐ-BVHTT và ngày 9 tháng 2 năm 1999 Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin Nguyễn Khoa Điềm đã ký bằng công nhận số 2278 cho di tích làng Cá Lập xã Quảng Tiến – Thị xã Sầm Sơn là di tích Lịch sử Văn hoá Quốc gia. Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam đối với di tích Lịch sử Văn hoá dân tộc. Cần được giữ gìn lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau.

TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ DI TÍCH

Chủ tịch UBND phường

Trần Học Đính

Sưu tầm biên soạn