Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
91122

Chùa Khải Nam

Ngày 21/01/2022 00:00:00

CHÙA KHẢI NAM

PHƯỜNG QUẢNG TIẾN – THÀNH PHỐ SẦM SƠN

Chùa Khải Nam trước năm 1945 nằm trên địa bàn Làng Cá Lập, xã Lương Niệm, Tổng Giạc Thượng (vào đầu thế kỷ 19 đổi thành tổng Cung Thượng), Phủ Tĩnh Gia, Trấn Thanh Hoa. Nay là xã Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

Xã Lương Niệm xưa là một vùng đất cổ, có cư dân đến tụ cư từ lâu đời, gắn liền với vùng đất " Địa linh - Nhân kiệt" nổi tiếng của xứ Thanh nói chung và Sầm Sơn nói riêng. Một vùng đất đã đi vào huyền thoại trong dân gian từ thế kỷ 13. Cũng như cửa Lạch Trào vốn là một Thương cảng từ xa xưa, là nơi giao lưu, trao đổi, buôn bán của thương nhân mọi miền.

Chùa Khải Nam có nhiều tên gọi khác nhau. Trước kia chùa có tên gọi là Chùa i hay Chùa Giạc. Chùa i là tên nôm do đọc chệch âm từ chữ Khải, chữ hán tự mà ra, còn tên Chùa Giạc là tên gọi theo địa danh hành chính. Đến cuối thế kỷ 19 thì Chùa Khải Nam mới có tên gọi chính thức bằng chữ hán.

Như chúng ta đã biết Phật giáo vốn tồn tại từ lâu đời, có từ 600 năm trước công nguyên và ảnh hưởng sâu đậm đến các nước Đông Nam Á. ở Việt Nam vào Triều đại Lý - Trần, từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 15 thì Phật giáo đã được phát triển mạnh mẽ và đã trở thành Quốc đạo. Phật giáo đóng vai trò chủ trì trên vũ đài chính trị. Sang triều Lê, do Nho giáo phát triển mạnh mẽ, Phật giáo tự lui về các vùng thôn dã để duy trì và củng cố địa vị của mình. Sang triều Mạc và Triều Lê Trung Hưng, Phật giáo lại được phát triển mạnh trở lại.

Theo nhiều tài liệu lịch sử thì vào đầu thế kỷ 17 xã hội Việt Nam bị khủng hoảng trầm trọng, cửa từ bi đã mở rộng như một cứu cánh, các Quan lại tầng lớp trên và nhân dân lớp dưới cũng đi tìm sự yên ổn ở sau cánh cửa chùa. Họ đã dồn nhiều công sức vào việc tu bổ chùa chiền, mở cửa cho Phật phái Trung Hoa du nhập vào. Số lượng chùa được tăng lên, các Tăng, Ni, Phật tử cũng từ đó mà phát triển. Khiến cho nhiều cảnh Thiền môn trở nên sầm uất, thích ứng với việc thờ Phật và Chư Bồ tát theo nhu cầu muôn mặt của đời thường.

Theo Thần phả Đền Cá Lập là Di tích LSVH Quốc gia, thờ một Danh tướng thời Trần ghi rõ: Vào năm ất Dậu (1285) để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược đất nước Đại Việt lần thứ hai. Triều đình Nhà Trần đã cho quân về các vùng biên ải và cửa biển xung yếu, với sách lược: "Tĩnh vi dân, Động vi binh" vừa khai hoang lập ấp để sản xuất, vừa luyện tập võ nghệ sãn sàng chiến đấu. Đó là sự kiện dẫn đến sự ra đời của ngôi Chùa Khải Nam ngày nay.

Trước hết ta xét về tên chùa: Tại sao lại mang tên Chùa Khải Nam ? ý nghĩa của nó? Vào thời Lý các tên chùa đều mang ý nghĩa khuyến thiện, cầu mong, răn bảo như Vạn Phúc, Báo Ân... Sang Triều Trần thì tên chùa đã chú ý đến ý nghĩa cửa Phật như: Đại Bi, Khải Thiện, Thái Lạc... Tên Chùa Khải Nam hiểu theo nghĩa thông thường là: Mở rộng lòng từ bi, đón nhận cứu khổ mọi chúng sinh trên Nước Nam. Đã phần nào đã nói lên tư tưởng Phật phái thời Nhà Trần.

Tương truyền lúc bấy giờ, sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược, đời sống của nhân dân trong vùng còn rất khó khăn. Nhân dân và phật tử Làng Cá Lập đã phát tâm công đức đóng góp vật tư, ngày công xây dựng lên mái chùa bằng tranh tre, vách đất để làm nơi thờ Phật và sinh hoạt tín ngưỡng. Tuy bằng tranh tre, nứa lá nhưng nhờ Phúc ấm của dân làng, sự linh thiêng của ngôi chùa đã vang vọng khắp cả ngoài Tổng, trong Phủ.

Đến thời Lê Trung Hưng ngôi chùa Khải Nam đã được xây dựng lại, Tam quan nguy nga, Chính điện lộng lẫy. Còn một chứng tích để lại đó là ngôi Mộ Bụt đang toạ lạc ngay bên cạnh đầu con đường vào Chùa hiện nay. Theo lời kể của các Cụ cao niên Làng Cá Lập thì khi xây dựng lại ngôi chùa Khải Nam, Các pho tượng Phật đều được tạc mới bằng gỗ quý. Số tượng Phật trước đây tô đắp bằng đất nung đã được các Phật tử chôn xuống đất gọi là Mả Bụt.

Năm Canh Ngọ (1870), Niên hiệu Tự Đức thứ 23. Chùa Khải Nam được nhân dân và Phật tử khắp nơi phát tâm công đức trùng tu xây dựng lại. Hiện nay Chùa còn lưu lại được tấm bia Lưu Phương Bi Ký bằng chữ hán, ghi lại tên tuổi những người đã cung tiến tiền của trùng tu xây chùa ở khắp mọi nơi. Điều đó khẳng định chùa Khải Nam xưa kia là một ngôi chùa nổi tiếng không chỉ đối với nhân dân địa phương mà còn đối với nhân dân, phật tử thập phương, tầng lớp quan lại và triều đình.

Chùa Khải Nam xây dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê, trước cửa Tam quan có Chợ Chùa với nhiều cây cổ thụ cao to, sầm uất. Tam quan chùa với gác chuông như một hoa sen vuon lên giữa biển lúa xanh rờn, đuợc vun bón bởi phù sa sông Mã bồi đắp.

Đây là cụng trình kiến trúc nghệ thuật đậm vẻ kiến trúc của thế kỷ 17. Với nhiều phù điêu, đường nét hoa văn tinh sảo, hài hoà. Tượng Phật trong chùa đều mang giá trị nghệ thuật rất cao, cách thể hiện giáng mẫu, điêu khắc khi tạo hình, hợp với tính truyền thống của người Việt, truyền thống Phật giáo. Các tượng đều được trạm khắc rất kỹ, chau chuốt mềm mại. Khuôn mặt tượng mang dáng vẻ đôn hậu, gần gũi, mắt nhìn xuống trong sự soi rọi nội tâm và mỉm cười cứu độ. Biểu hiện tính nhân đạo rất cao. Hiện nay Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hoá còn đang lưu giữ được một số phù điêu hoa văn bằng gỗ rất đẹp của chùa Khải Nam.

Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước, các cây cổ thụ, Tam quan, Nhà Tả vu, Tường rào đã được tháo dỡ để phục vụ cho cuộc kháng chiến. Đến năm Đinh Tỵ (1977) do có sự sai lầm về quan điểm giữa truyền thống văn hoá dân tộc với mê tín dị đoan. Chùa Khải Nam đã bị tháo dỡ và hư hỏng, may thay còn rất nhiều số đồ thờ cổ quý giá như Bát hương, Lư hương, Hạc đồng... vẫn còn được địa phương và Phật tử bảo quản, lưu giữ lại. Trên nền Chùa cũ, nay là Trường Tiểu học còn một cây Sanh già gần 300 tuổi hình thù cổ quái rất đẹp. Theo đánh giá của các chuyên gia Sinh vật cảnh trong nước thì cây si có giá trị gần Một Tỷ Đồng. Đây là cổ vật của toàn dân nên đang được địa phương chăm sóc giữ gìn chu đáo.

Vào cuối những năm thập kỷ 80, thiên niên kỷ thứ 2. Theo nguyện vọng của nhân dân và các Phật tử. Các Cụ Ngũ hiệu Làng Cá Lập đã kêu gọi nhân dân, Phật tử trong Làng và thập phương phát tâm công đức xây dựng tạm một gian nhà gần 20m2 ngay sát Đền thờ Làng Cá Lập (Di tích LSVH cấp Quốc gia) để thờ Phật.

Đến năm Giáp Tuất (1994) do nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh, Nhân dân Làng Cá Lập lại đóng góp tu bổ, cơi nới rộng ngôi chùa, tô tạc thêm tượng Phật như hiện nay.

Chùa Khải Nam xưa kia và hiện nay có giá trị nhiều mặt:

Trước hết về lịch sử văn hoá: Qua chùa Khải Nam đã minh chứng cho chúng ta biết được về một vùng đất vốn có dân cư đến tụ cư lâu đời, cùng với những tiến trình thăng trầm của lịch sử dân tộc. Chùa Khải Nam giúp chúng ta hiểu được về sự hình thành, phát triển của đạo Phật trên đất nước Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng. Cũng như lịch sử nghệ thuật kiến trúc với những đường nét hoa văn chạm khắc tinh sảo của những người thợ thủ công Làng Cá lập. Ngôi chùa cũng là chứng nhân lịch sử cho các cuộc gập gỡ bí mật của các nhà hoạt động Cách mạng, là nơi hội họp, luyện tập võ nghệ của lực lượng du kích, tự vệ thờì kỳ tiền khởi nghĩa. Tháp chuông chùa Khải Nam là nơi chứng kiến lá cờ cách mạng tung bay trong ngày tổng khởi nghĩa, cướp chính quyền từ thực dân Pháp, Phát xít Nhật và bè lũ quan lại bù nhìn về tay nhân dân.

Để bảo tồn và phát huy tác dụng di sản văn hoá dân tộc theo tinh thần Nghị quyết TW 5 Khoá 8, về bảo vệ và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời đáp ứng tâm tư nguyện vọng chung của nhân dân địa phương. Năm Kỷ Mão (ngày 11 tháng 02 năm 1999) Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thanh Hoá đã ký quyết định số 10 QĐ/VHTT công nhận di tích Chùa Khải Nam, xã Quảng Tiến, thị xã sầm Sơn là di tích Lịch sử Văn hoá. Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam đối với di tích Lịch sử Văn hoá Dân tộc. Cần được bảo vệ, giữ gìn, lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau.

Chùa Khải Nam

Đăng lúc: 21/01/2022 00:00:00 (GMT+7)

CHÙA KHẢI NAM

PHƯỜNG QUẢNG TIẾN – THÀNH PHỐ SẦM SƠN

Chùa Khải Nam trước năm 1945 nằm trên địa bàn Làng Cá Lập, xã Lương Niệm, Tổng Giạc Thượng (vào đầu thế kỷ 19 đổi thành tổng Cung Thượng), Phủ Tĩnh Gia, Trấn Thanh Hoa. Nay là xã Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

Xã Lương Niệm xưa là một vùng đất cổ, có cư dân đến tụ cư từ lâu đời, gắn liền với vùng đất " Địa linh - Nhân kiệt" nổi tiếng của xứ Thanh nói chung và Sầm Sơn nói riêng. Một vùng đất đã đi vào huyền thoại trong dân gian từ thế kỷ 13. Cũng như cửa Lạch Trào vốn là một Thương cảng từ xa xưa, là nơi giao lưu, trao đổi, buôn bán của thương nhân mọi miền.

Chùa Khải Nam có nhiều tên gọi khác nhau. Trước kia chùa có tên gọi là Chùa i hay Chùa Giạc. Chùa i là tên nôm do đọc chệch âm từ chữ Khải, chữ hán tự mà ra, còn tên Chùa Giạc là tên gọi theo địa danh hành chính. Đến cuối thế kỷ 19 thì Chùa Khải Nam mới có tên gọi chính thức bằng chữ hán.

Như chúng ta đã biết Phật giáo vốn tồn tại từ lâu đời, có từ 600 năm trước công nguyên và ảnh hưởng sâu đậm đến các nước Đông Nam Á. ở Việt Nam vào Triều đại Lý - Trần, từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 15 thì Phật giáo đã được phát triển mạnh mẽ và đã trở thành Quốc đạo. Phật giáo đóng vai trò chủ trì trên vũ đài chính trị. Sang triều Lê, do Nho giáo phát triển mạnh mẽ, Phật giáo tự lui về các vùng thôn dã để duy trì và củng cố địa vị của mình. Sang triều Mạc và Triều Lê Trung Hưng, Phật giáo lại được phát triển mạnh trở lại.

Theo nhiều tài liệu lịch sử thì vào đầu thế kỷ 17 xã hội Việt Nam bị khủng hoảng trầm trọng, cửa từ bi đã mở rộng như một cứu cánh, các Quan lại tầng lớp trên và nhân dân lớp dưới cũng đi tìm sự yên ổn ở sau cánh cửa chùa. Họ đã dồn nhiều công sức vào việc tu bổ chùa chiền, mở cửa cho Phật phái Trung Hoa du nhập vào. Số lượng chùa được tăng lên, các Tăng, Ni, Phật tử cũng từ đó mà phát triển. Khiến cho nhiều cảnh Thiền môn trở nên sầm uất, thích ứng với việc thờ Phật và Chư Bồ tát theo nhu cầu muôn mặt của đời thường.

Theo Thần phả Đền Cá Lập là Di tích LSVH Quốc gia, thờ một Danh tướng thời Trần ghi rõ: Vào năm ất Dậu (1285) để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược đất nước Đại Việt lần thứ hai. Triều đình Nhà Trần đã cho quân về các vùng biên ải và cửa biển xung yếu, với sách lược: "Tĩnh vi dân, Động vi binh" vừa khai hoang lập ấp để sản xuất, vừa luyện tập võ nghệ sãn sàng chiến đấu. Đó là sự kiện dẫn đến sự ra đời của ngôi Chùa Khải Nam ngày nay.

Trước hết ta xét về tên chùa: Tại sao lại mang tên Chùa Khải Nam ? ý nghĩa của nó? Vào thời Lý các tên chùa đều mang ý nghĩa khuyến thiện, cầu mong, răn bảo như Vạn Phúc, Báo Ân... Sang Triều Trần thì tên chùa đã chú ý đến ý nghĩa cửa Phật như: Đại Bi, Khải Thiện, Thái Lạc... Tên Chùa Khải Nam hiểu theo nghĩa thông thường là: Mở rộng lòng từ bi, đón nhận cứu khổ mọi chúng sinh trên Nước Nam. Đã phần nào đã nói lên tư tưởng Phật phái thời Nhà Trần.

Tương truyền lúc bấy giờ, sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược, đời sống của nhân dân trong vùng còn rất khó khăn. Nhân dân và phật tử Làng Cá Lập đã phát tâm công đức đóng góp vật tư, ngày công xây dựng lên mái chùa bằng tranh tre, vách đất để làm nơi thờ Phật và sinh hoạt tín ngưỡng. Tuy bằng tranh tre, nứa lá nhưng nhờ Phúc ấm của dân làng, sự linh thiêng của ngôi chùa đã vang vọng khắp cả ngoài Tổng, trong Phủ.

Đến thời Lê Trung Hưng ngôi chùa Khải Nam đã được xây dựng lại, Tam quan nguy nga, Chính điện lộng lẫy. Còn một chứng tích để lại đó là ngôi Mộ Bụt đang toạ lạc ngay bên cạnh đầu con đường vào Chùa hiện nay. Theo lời kể của các Cụ cao niên Làng Cá Lập thì khi xây dựng lại ngôi chùa Khải Nam, Các pho tượng Phật đều được tạc mới bằng gỗ quý. Số tượng Phật trước đây tô đắp bằng đất nung đã được các Phật tử chôn xuống đất gọi là Mả Bụt.

Năm Canh Ngọ (1870), Niên hiệu Tự Đức thứ 23. Chùa Khải Nam được nhân dân và Phật tử khắp nơi phát tâm công đức trùng tu xây dựng lại. Hiện nay Chùa còn lưu lại được tấm bia Lưu Phương Bi Ký bằng chữ hán, ghi lại tên tuổi những người đã cung tiến tiền của trùng tu xây chùa ở khắp mọi nơi. Điều đó khẳng định chùa Khải Nam xưa kia là một ngôi chùa nổi tiếng không chỉ đối với nhân dân địa phương mà còn đối với nhân dân, phật tử thập phương, tầng lớp quan lại và triều đình.

Chùa Khải Nam xây dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê, trước cửa Tam quan có Chợ Chùa với nhiều cây cổ thụ cao to, sầm uất. Tam quan chùa với gác chuông như một hoa sen vuon lên giữa biển lúa xanh rờn, đuợc vun bón bởi phù sa sông Mã bồi đắp.

Đây là cụng trình kiến trúc nghệ thuật đậm vẻ kiến trúc của thế kỷ 17. Với nhiều phù điêu, đường nét hoa văn tinh sảo, hài hoà. Tượng Phật trong chùa đều mang giá trị nghệ thuật rất cao, cách thể hiện giáng mẫu, điêu khắc khi tạo hình, hợp với tính truyền thống của người Việt, truyền thống Phật giáo. Các tượng đều được trạm khắc rất kỹ, chau chuốt mềm mại. Khuôn mặt tượng mang dáng vẻ đôn hậu, gần gũi, mắt nhìn xuống trong sự soi rọi nội tâm và mỉm cười cứu độ. Biểu hiện tính nhân đạo rất cao. Hiện nay Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hoá còn đang lưu giữ được một số phù điêu hoa văn bằng gỗ rất đẹp của chùa Khải Nam.

Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước, các cây cổ thụ, Tam quan, Nhà Tả vu, Tường rào đã được tháo dỡ để phục vụ cho cuộc kháng chiến. Đến năm Đinh Tỵ (1977) do có sự sai lầm về quan điểm giữa truyền thống văn hoá dân tộc với mê tín dị đoan. Chùa Khải Nam đã bị tháo dỡ và hư hỏng, may thay còn rất nhiều số đồ thờ cổ quý giá như Bát hương, Lư hương, Hạc đồng... vẫn còn được địa phương và Phật tử bảo quản, lưu giữ lại. Trên nền Chùa cũ, nay là Trường Tiểu học còn một cây Sanh già gần 300 tuổi hình thù cổ quái rất đẹp. Theo đánh giá của các chuyên gia Sinh vật cảnh trong nước thì cây si có giá trị gần Một Tỷ Đồng. Đây là cổ vật của toàn dân nên đang được địa phương chăm sóc giữ gìn chu đáo.

Vào cuối những năm thập kỷ 80, thiên niên kỷ thứ 2. Theo nguyện vọng của nhân dân và các Phật tử. Các Cụ Ngũ hiệu Làng Cá Lập đã kêu gọi nhân dân, Phật tử trong Làng và thập phương phát tâm công đức xây dựng tạm một gian nhà gần 20m2 ngay sát Đền thờ Làng Cá Lập (Di tích LSVH cấp Quốc gia) để thờ Phật.

Đến năm Giáp Tuất (1994) do nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh, Nhân dân Làng Cá Lập lại đóng góp tu bổ, cơi nới rộng ngôi chùa, tô tạc thêm tượng Phật như hiện nay.

Chùa Khải Nam xưa kia và hiện nay có giá trị nhiều mặt:

Trước hết về lịch sử văn hoá: Qua chùa Khải Nam đã minh chứng cho chúng ta biết được về một vùng đất vốn có dân cư đến tụ cư lâu đời, cùng với những tiến trình thăng trầm của lịch sử dân tộc. Chùa Khải Nam giúp chúng ta hiểu được về sự hình thành, phát triển của đạo Phật trên đất nước Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng. Cũng như lịch sử nghệ thuật kiến trúc với những đường nét hoa văn chạm khắc tinh sảo của những người thợ thủ công Làng Cá lập. Ngôi chùa cũng là chứng nhân lịch sử cho các cuộc gập gỡ bí mật của các nhà hoạt động Cách mạng, là nơi hội họp, luyện tập võ nghệ của lực lượng du kích, tự vệ thờì kỳ tiền khởi nghĩa. Tháp chuông chùa Khải Nam là nơi chứng kiến lá cờ cách mạng tung bay trong ngày tổng khởi nghĩa, cướp chính quyền từ thực dân Pháp, Phát xít Nhật và bè lũ quan lại bù nhìn về tay nhân dân.

Để bảo tồn và phát huy tác dụng di sản văn hoá dân tộc theo tinh thần Nghị quyết TW 5 Khoá 8, về bảo vệ và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời đáp ứng tâm tư nguyện vọng chung của nhân dân địa phương. Năm Kỷ Mão (ngày 11 tháng 02 năm 1999) Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thanh Hoá đã ký quyết định số 10 QĐ/VHTT công nhận di tích Chùa Khải Nam, xã Quảng Tiến, thị xã sầm Sơn là di tích Lịch sử Văn hoá. Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam đối với di tích Lịch sử Văn hoá Dân tộc. Cần được bảo vệ, giữ gìn, lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau.

TTHC